Mg là một kim loại mạnh nằm ở đầu của nhóm 2a. Chính vì có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng, chính vì thế nó có xu hướng phản ứng hóa học rất mạnh với các axit và bazo khác. Cùng nhau đi xem Mg sẽ phản ứng như thế nào với HCL trong các trường hợp khác nhau nhé.
- 1.Mg + dung dịch HCl rất loãng
- 2.Mg + dung dịch HCl 1M
- 3.Mg + dung dịch HCl đặc
1.Mg + dung dịch HCl rất loãng
Cho 35ml nước cất vào ống nghiệm, cho miếng Mg vào. Nhỏ một giọt dung dịch HCl 1M vào.
Phản ứng xảy ra chậm, bọt khí thu được là H2.
2.Mg + dung dịch HCl 1M
Cho 30 ml dung dịch HCl 1M vào ống nghiệm. Nhiệt độ dung dịch ban đầu là 27 độ C. Thả một mẫu nhỏ Mg vào dung dịch.
Phản ứng xảy ra mạnh hơn thí nghiệm 1. Nhiệt độ bắt đầu nhích dần lên khoảng 31 độ C (tăng khoảng 4 độ). Mẫu Mg ban đầu đã tan hết.
Cho lượng Mg nhiều hơn xem sao. Nhiệt độ đang tăng khá nhanh, khoảng 70 độ C (tăng 43 độ).
Đốt khí H2 sinh ra, các bạn có thể nghe thấy tiếng nổ khá rõ.
3.Mg + dung dịch HCl đặc
Dung dịch HCl đặc (khoảng 25%), nhiệt độ dung dịch ban đầu khoảng 32 độ C.
Bây giờ cho một lượng kha khá Mg vào.
Wow phản ứng xảy ra rất mãnh liệt. Nhiệt độ tăng lên vùn vụt, hơn 100 độ C trong chưa đầy 10 giây.
Nước sôi mãnh liệt, Mg khử dễ dàng cation H+ trong dung dịch HCl cho khí H2, phản ứng kèm theo sự tỏa nhiệt.
PTHH:
Mg + 2HCl -> MgCl2 + H2
Mg + 2H+ -> Mg2+ H2
Any comments?