206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bangtuanhoan@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Axit sunfuric (H2SO4) là gì?

1.Tính chất vật lý H2SO4

H2SO4 là chất lỏng không màu, sánh như dầu, không bay hơi, tan vô hạn trong nước. Khi tan tỏa rất nhiều nhiệt, nếu ta rót nước vào axit sunfuric đặc, axit hòa tan vào nước và tỏa nhiệt mạnh, nước có thể sôi đột ngột và kéo theo các giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm. 

Vì vậy khi muốn pha loãng axit sunfuaric, các bạn lưu ý phải rót từ từ axit chảy theo đũa thủy tinh vào cốc nước rồi quấy nhẹ, tuyệt đối không được làm ngược lại.

2.Tính chất của axit H2SO4 loãng (là axit loại 1 giống HCl)

Axit sunfuaric có thể được ví như một kẻ hai mặt. Nếu ở nồng độ thấp hay còn gọi là axit H2SO4 loãng nó chỉ thể hiện tính chất hóa học của một axit mạnh. Tuy nhiên khi ở nồng độ cao hay còn gọi là H2SO4 đặc nó còn thể hiện tính oxy hóa rất mạnh và tính háo nước. Nó có đầy đủ tính chất hóa học của một axit mạnh mà chúng ta đã học ở những bài trước.

- làm cho quỳ tím hóa đỏ:

- tác dung với oxit bazơ:

FeO + H2SO4 => FeSO4 + H2O

Fe2O3 + 3H2SO4 => Fe2(SO4)3 + 3H2O

Fe3O4 + 4H2SO4 => FeSO4 Fe2(SO4)3 + 4H2O

- tác dụng với bazơ:

Fe(OH)2 + H2SO4 => FeSO4 + 2H2O

Fe(OH)3 + H2SO4 => Fe2(SO4)3 + 6H2O

Kim loại tạo muối H2 (trừ kim loại sau hydro trong dãy điện hóa: Cu, Ag)

Fe + H2SO4 (loãng) => FeSO4 + 2H2

- tác dụng với muối Na2S, Na2CO3, Na2SO3, NaHCO3... sinh ra khí:

Na2S + H2SO4 => Na2SO4 + H2S (trứng thối)

Na2CO3 + H2SO4 => NaSO4 + CO2 + H2O (không mùi)

Na2SO3 + H2SO4 => Na2SO4 + SO2 + H2O (hắc)

NaHCO3 + H2SO4 => Na2SO4 + CO2 + H2O (không mùi)

3.Tính chất của axit H2SO4 đặc

Có tính axit mạnh, tính oxi hóa rất mạnh, tính háo nước.

3.1 Tính axit: giống H2SO4 loãng

3.2 Tính oxy hóa

a.Tác dụng với kim loại (trừ vàng và platin: Au, Pt)

M + H2SOđặc => M2(SO4)a +

SO2 (khí mùi xốc) + H2O

S (chất rắn màu vàng) + H2

H2S (khí múi trứng tối) + H2O

Chú ý: Nếu kl Fe phải tạo muối Fe(III): Fe2(SO4)3

Al, Fe, Cr bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.

2Fe + 6H2SO4 đặc => Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

b.Tác dụng với phi kim như C, S, P (tạo axit tương ứng + SO2 + H2O)

C + 2H2SO4 đặc => CO2 + 2SO2 + 2H2O

c.Tác dụng với hợp chất khử

KBr + H2SO4 đặc => Br2 + SO2 + K2SO4 + H2O

HI + H2SO4 đặc => I2 + H2S + H2O

3.3 Tính háo nước (hiện tượng than hóa)

*Hiện tượng khi nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường saccarozơ

Đầu tiên đừng hóa than (đen)

PT: C12H22O11 (H2SO4 đ2) => 12C + 11H2O

Sau đó: có khí mùi hắc CO2, SO2 đẩy than trào ra thành 

PT: C + H2SO4 đ2 => CO2 + SO2 + H2O

4.Điều chế

Quặng pirit sắt (FeS2)

S => SO2 => SO3 => oleum => H2SO4 đặc

(1) 2FeS2 + 11/2 O2 (to) => Fe2O3 + 4SO2

(2) S + O2 => SO2

(3) SO2 + 1/2 O2 (450-500 độ C)=> SO3

(4) H2SO4 + nSO3 (V2O5) => H2SO4.nSO3

(5) H2SO4 + nSO4 + nH2O => (n+1)H2SO4

5.Muối sunfat

Sunfat SO42-: đều tan/trừ BaSO4, PbSO4

Hidrosunfat HSO4-: đều tan

Nhận biết ion sunfat bằng muối bari hoặc dung dịch Ba(OH)2

Có hiện tượng tạo ra kết tủa màu trắng BaSO4

BaCl2 + H2SO4 => BaSO4 + 2HCl

Ba(OH)2 + Na2SO4 => BaSO4 + 2NaOH

Một số chú ý

1.Hiện tượng khi nhỏ dung dịch H2SO4 đặc vào đường glucozo

Đầu tiên đừng hóa than (đen)

PT: C6H12O6 (H2SOđ2) => 6C + 6H2O

Sau đó có khí mùi hắc, đường trào ra thành cốc

PT: C + 2H2SO4 => CO2 + 2SO2 + 2H2O

2.Axit sulfuric đặc được dùng làm khô các khí bị ẩm.

Hãy lấy VD: CO2 lẫn H2O, HCl lẫn nước, Cl lẫn nước, SO2 lẫn nước...

3.Nêu điểm khác nhau của sự làm khô và sự than hóa.

Sự làm khô: lấy H2O đi, và H2SO4 đặc không tác dụng với chất làm khô (k có phản ứng hóa học xảy ra)

Sự than hóa: hóa thành than màu đen (có phản ứng hóa học xảy ra) 

4.Muối sunfua: tan trong axit tạo khí H2S trừ CuS và PbS không tan trong axit nên

CuS + HCl => ko phản ứng (Pb cũng k phản ứng)

FeS + HCl => FeCl2 + H2S (mùi trứng thối)

The author

Johnny Levanier
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again