Năm 1969 một nhà hóa học người Nga Dimitri Mendeleev đang chuẩn bị giáo án cho sinh viên. Thì ông băn khoăn tự hỏi làm sao giải thích rõ ràng nhất cho sinh viên 63 nguyên tố được biết vào thời gian đó.
Nguồn gốc của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Dựa trên những công thức ông gán một tấm thẻ cho mỗi nguyên tố. Trên mỗi tấm thẻ ông viết tên nguyên tố, cấu trúc nguyên tố, đặc tính tiêu biểu và sự tương đồng với nguyên tố khác. Sau đó ông đặt tấm thẻ lên bàn như trò chơi xếp bài và bắt đầu sắp xếp chúng tìm kiếm mô hình thích hợp.
Và rồi thời khắc vĩ đại đã đến, trước mắt ông điều đặc biệt dần xuất hiện. Các nguyên tố được phân vào 7 cột tất cả các nguyên tố trong nhóm đều có tính chất hóa lý tương tự nhau. Mendeleev đã khám phá ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, một bảng chỉ dẫn cho thấy mối liên hệ giữa các nguyên tố với nhau.
Một bản chỉ dẫn chi tiết đến mức Mendeleev cho rằng mình có thể xác định sự tồn tại và đặc tính của 3 nguyên tố chưa được tìm thấy, đó là Boron, Nhôm và Silic. Cuối cùng những nguyên tố này đều được xác định và điều đó chứng minh Mendeleev đã đúng.
Thời điểm đó đã có một chút tranh cãi vì nhà hóa học người Đức Hoffmann đã có phát hiện tương tự. Nhưng Hoffmann đã không đủ can đảm đưa ra dự đoán. Nhà hóa học người Đức này cũng nêu ra ý tưởng về tính tuần hoàn. Tuy nhiên ông không thích dự đoán như những gì Mendeleev đã làm từ đó chúng ta có thể thấy sức mạnh của những suy nghĩ táo bạo.
Để một người có thể chấp nhận một học thuyết không có gì thích hợp bằng đưa ra một dự đoán tưởng chừng như không phải điều hiển nhiên, nhưng sau đó nó trở thành sự thật.
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là một bảng đầy logic, thông qua nó chúng ta có thể tiếp cận với hóa học. Hãy đi đến bất kỳ lớp học hóa nào chúng ta sẽ thấy tại sao bảng tuần hoàn lại có ý nghĩa như vậy.
Nó đã thay đổi mãi mãi cách mọi người học và hiểu các nguyên tố. Bảng tuần hoàn giống như những nốt nhạc trong bản jonathan của Beethoven. Để tỏ lòng tôn kính cho Mendeleev tên của ông đã được dùng để đặt cho bảng tuần hoàn này. Nguyên tố số 101 cũng được đặt theo tên ông Mendelevi.
Cấu tạo bảng tuần hoàn hóa học lớp 9
-
Mỗi nguyên tố hóa học được sắp xếp thành một ô trong bảng. Hàng ngang của bảng được gọi là chu kỳ, còn cột dọc được gọi là nhóm.
1.Ô nguyên tố
- Tên nguyên tố
- Ký hiệu hóa học
- Số hiệu nguyên tử (Z)
- Nguyên tử khối
- Độ âm điện
- Cấu hình electron nguyên tử
- Số oxy hóa
Chú ý:
STT ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử
Số hiệu nguyên tử (Z) = số đơn vị điện tích hạt nhân = số electron.
2. Chu kỳ
Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
=> STT chu kỳ = số lớp electron
Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kỳ:
- Chu kỳ 1: gồm 2 nguyên tố
- Chu kỳ 2: gồm 8 nguyên tố
- Chu kỳ 3: gồm 8 nguyên tố
- Chu kỳ 4: gồm 18 nguyên tố
- Chu kỳ 5: gồm 18 nguyên tố
- Chu kỳ 6: gồm 32 nguyên tố
- Chu kỳ 7: gồm 32 nguyên tố
Chú ý:
Chu kỳ 1, 2, 3 được gọi là chu kỳ nhỏ
Chu kỳ 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kỳ lớn
Chu kỳ 7 chỉ vừa mới hoàn thành, và nếu có thêm bất kỳ nguyên tố mới được tìm ra chúng ta sẽ có chu kỳ thứ 8.
3.Nhóm
Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron ở lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Chú ý:
STT nhóm A = số electron lớp ngoài cùng
Sự biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn hóa học lớp 9
-
1.Trong một chu kỳ
Khi đi từ đầu tới cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:
- Số electron lớn ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 electron.
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần.
- Đầu chu kỳ là một kim loại kiềm, cuối chu kỳ là một hologen và kết thúc là khí hiếm.
2.Trong một nhóm
Trong 1 nhóm khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân:
- Số lớp electron của nguyên tử tăng dần.
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
-
1.Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Ví dụ 1:
Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử 17, chu kỳ 3, nhóm VII. Hãy cho biết:
- Cấu tạo nguyên tử nguyên tố A.
- Tính chất của nguyên tố A.
- So sánh tính chất của A với các nguyên tố lân cận.
Lý giải:
- Số hiệu nguyên tử 17 => 17 proton, 17 electron.
- Chu kỳ 3 => A có 3 lớp electron.
- Nhóm VII => A có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng.
- A thuộc nhóm VII => nó là một phi kim mạnh.
Kết luận: biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán được cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố đó, so sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố này với các nguyên tố khác lân cận, dựa vào các xu hướng của bảng tuần hoàn.
2.Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
Ví dụ 2:
Nguyên tử của nguyên tố X có:
+ Điện tích hạt nhân là 16 +
+ 3 lớp electron
+ Lớp electron ngoài cùng có 6 electron.
Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
Lý giải:
- Điện tích hạt nhân là 16 => STT ô là 16.
- 3 lớp electron => STT chu kỳ là 3.
- Lớp electron ngoài cùng có 6 electron => STT nhóm là VI.
- X là một phi kim do nhóm VI nằm ở cuối bảng tuần hoàn, các nguyên tố phía cuối bảng là phi kim.
Kết luận: Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán được vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học cơ bản của nó.
Bài viết liên quan:
Any comments?