206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bangtuanhoan@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 trang 42

Bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 là gì?

-

Chào các bạn, tôi là admin trang web này, tôi đã tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin. 3 môn tôi thi đại học là Toán, Vật Lý và Hóa Học… Tôi chỉ đạt 3 điểm cho môn hóa học với đề thi trắc nghiệm hóa học mà thôi.

Tại sao tôi vẫn đỗ đại học, à môn toán của tôi được 8 điểm lận, môn toán đã cứu vớt đời tôi. Chính vì thế tôi làm website này và truyền đạt cho các bạn là môn hóa học nó khó như thế nào. Bạn đã bắt đầu vào lớp 8 bạn đã được học hóa, vậy hãy cẩn thận với các kiến thức nền tảng hóa học lớp 8 này nhé. Vì nếu mất gốc môn hóa thì sẽ giống như tôi đó, lên lớp 12 ngồi nghe cô giảng mà chẳng hiểu gì.

Bảng tuần hoàn  hóa học lớp 8 là gì? Hiểu đơn giản thôi nó liệt kê cho bạn 20 nguyên tố hóa học quen thuộc nhất, các bạn sẽ gặp nó suốt những năm sau này. Chính vì thế hãy làm quen, à quên bạn phải học thuộc lòng nó mới phải. Học thuộc cả các thứ liên quan đến chúng như ký hiệu, hóa trị, số hiệu nguyên tử, nguyên tử khối…

Bạn cần nhớ kỹ cái bảng này càng sớm càng tốt. Vì bạn sẽ gặp nó trong bài tập, bài thi, có 30% các câu hỏi trong kỳ thi cuối kỳ mà bạn chỉ cần hiểu thật kỹ 20 nguyên tố này là đã trả lời được rồi.

Bảng tuần hoàn hóa lớp 8 trang 42

-

Tên Số proton Ký hiệu Khối lượng nguyên tử Hóa trị
hydro 1 H 1   I
heli 2 He 4    
liti 3 Li 7   I
beri 4 Be 9   II
bo 5 B 11   III
cacbon 6 C 12   IV, II
nito 7 N 14   II, III, IV…
oxy 8 O 16   II
flo 9 F 19   I
neon 10 Ne 20    
natri 11 Na 23   I
magie 12 Mg 24   II
nhom 13 Al 27   III
silic 14 Si 28   IV
photpho 15 P 31   III, V
lưu huỳnh 16 S 32   II, IV, VI
clo 17 Cl 35.5   I,…
argon 18 Ar 39.9    
kali 19 K 39   I

Cơ sở thực sự của bảng tuần hoàn hóa học lớp 8

-

Bảng tuần hoàn chúng ta sử dụng ngày nay dựa trên bảng tuần hoàn do Dmitri Mendeleev phát minh và công bố vào năm 1869.

Mendeleev nhận thấy rằng ông có thể sắp xếp 65 nguyên tố đã biết vào một bảng sao cho mỗi phần tử có:

1.Khối lượng nguyên tử lớn hơn khối lượng nguyên tố nằm bên trái của nó. Ví dụ, magie (trọng lượng nguyên tử 24,3) được đặt bên phải của natri (trọng lượng nguyên tử 23,0).

Năm 1913, hóa học và vật lý trở nên rối ren. Một số nhà khoa học lớn - bao gồm Mendeleev - đã nói chuyện nghiêm túc về các nguyên tố nhẹ hơn hydro và các nguyên tố nằm giữa hydro và heli. Hình dung về nguyên tử và biện minh của Mendeleev cho một bảng tuần hoàn dựa trên trọng lương nguyên tử đã được tạo ra.

2.Tính chất hóa học tương tự trong cùng một cột. Hay nói cách khác là phản ứng hóa học tương tự. Ví dụ, magie được xếp vào cột kiềm thổ, cùng với các nguyên tố khác có cùng phản ứng tương tự là Be, Sr.

Mendeleev nhận ra rằng bảng tuần hoàn sẽ là trọng tâm của môn hóa học. Và hơn thế nữa, Mendeleev thấy rằng bảng tuần hoàn của ông chưa hoàn thiện và dự báo các khoảng trống và tính chất phải có của các nguyên tố còn thiếu trong bảng tuần hoàn tương lai.

Cũng giống như Adams và Le Verrier có thể được coi là phát hiện ra hành tinh Neptune trên giấy. Mendeleev được coi là phát hiện ra germanium trên giấy. Ông gọi tên nguyên tố mới này là eka-silicon, sau khi quan sát thấy khoảng trống trong bảng tuần hoàn giữa silicon và thiếc:

Tương tự, Mendeleev cũng phát hiện ra gali (eka-aluminum) và scandium (eka-boron) trên lý thuyết. Bởi vì ông đã dự đoán sự tồn tại và tính chất của chúng trước khi chúng thực sự được tìm ra.

Mặc dù Mendeleev đã tạo ra một bước đột phá quan trọng, nhưng ông vẫn có những suy luận sai lầm. Mendeleev đã tin rằng các tính chất hóa học được xác định bởi trọng lượng nguyên tử. Tất nhiên điều này hoàn toàn hợp lý với các kiến thức hóa học vào thời điểm đó.

27 năm sau thời điểm của bảng tuần hoàn đầu tiên, electron với được phát hiện. Và mất 44 năm để tìm lời giải thích đúng cho bản chất của bảng tuần hoàn Mendeleev…

Chúng ta sẽ học gì ở hóa học lớp 8

-

Lớp 8 chúng ta sẽ bắt đầu học môn hóa học và sẽ bắt đầu làm quen với bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học. Vì hóa học có độ phức tạp cao và khá khó để hình dung nên không được giảng dạy ở lớp 7.

Ở đầu chương trình hóa học lớp 8 chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với các khái niệm hóa học cơ bản nhất và dụng cụ thí nghiệm. Kiến thức nền tảng hóa học lớp 8 rất quan trọng vì nó là cơ sở để bạn học tốt cho các năm sau. Vì thế hãy tập trung cho kỹ nhé, hóa học là một trong các môn rất quan trọng sau này vì nó phổ biến để thi vào trường chuyên cấp 3 hay xa hơn và đại học.

Các kiến thức phổ biến ở hóa học lớp 8 là: 

-

Tôi liệt kê cho bạn tóm tắt các kiến thức mà bạn sẽ được học ở hóa lớp 8. Có thể thấy đây hầu hết là các kiến thức nền tảng, dạng học thuộc không cần tính toán quá nhiều. Việc học tốt các kiến thức nền tảng này sẽ giúp bạn học tốt ở các năm tiếp theo. Hóa Học là một môn rất khó, rất nặng lý thuyết, có rất nhiều thứ bạn phải học thuộc như hóa trị, số hiệu nguyên tử, bảng tuần hoàn, độ hòa tan, độ mạnh yếu của kim loại... Nó càng quan trọng hơn khi là môn chính để thi lên cấp 3 hay thi đại học.

Chương 1: Chất – Nguyên Tử - Phân Tử

Chương 2: Phản Ứng Hóa Học

Chương 3: Mol và Tính Toán Hóa Học

Chương 4: Oxi – Không Khí

Chương 5: Hidro – Nước

Chương 6: Dung Dịch

Có thể thấy kiến thức hóa học lớp 8 chỉ gồm các kiến thức đơn giản. Nhưng cũng khá nặng nề với 45 bài học xuyên suốt trong 6 chương. Tôi khuyên bạn nên tập trung nếu không muốn mất kiến thức nền tảng của một môn học quan trọng nhất trong cả cấp 2 và cấp 3.

Bài viết liên quan:

The author

Johnny Levanier
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again