Câu hỏi trắc nghiệm về nhóm trong bảng tuần hoàn
Câu hỏi: Các nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn là?
A. Các nguyên tố s.
B. Các nguyên tố p.
C. Các nguyên tố s và nguyên tố p.
D. Các nguyên tố d.
Đáp án đúng: C.
Câu hỏi: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
A. 18, 8, 8
B. 18, 8, 10
C. 18, 10, 8
D. 16, 8, 8
Đáp án đúng là: A 18, 8, 8
Bảng tuần hoàn sắp xếp tất cả các nguyên tố đã biết thành các chu kỳ và nhóm tương ứng với các tính chất hóa học cụ thể. Các phản ứng xảy ra có thể dự đoán nếu bạn hiểu cách sắp xếp bảng tuần hoàn.
Có bao nhiêu nhóm trong bảng tuần hoàn hóa học?
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học có 18 nhóm, mỗi nhóm đại diện cho một loại tính chất cụ thể. Các nguyên tố trong cùng một nhóm hay cột đều có cùng số electron hóa trị.
Nhóm 1: nhóm này được gọi là các kim loại kiềm, ngoại trừ hidro. Các kim loại này có phản ứng mạnh và rất nhạy cảm với nước. Đa phần chúng nằm ở dạng hợp chất, mỗi nguyên tố chỉ có một electron hóa trị.
Nhóm 2: các kim loại kìm thổ là những kim loại có phản ứng mạnh thứ hai. Chúng cũng là chất khử rất tốt. Các kim loại kiềm thổ cho electron trong các phản ứng hóa học. Các nguyên tố trong nhóm này đều có hai electron hóa trị.
Nhóm 3-12: còn được gọi là kim loại chuyển tiếp, các nguyên tố này hình thành hai hoặc nhiều trạng thái oxy hóa. Những kim loại này tương đối ổn định và không phản ứng mạnh như kim loại kiềm và kiềm thổ. Hầu hết các kim loại chuyển tiếp đều mạnh và cứng nhưng dễ uốn. Chúng cũng lấp lánh và đó nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn nhiệt và dẫn điện tốt. Chúng đều có hai electron hóa trị.
Nhóm 13: đây là nhóm Boron. Các nguyên tố trong nhóm này có ba electron hóa trị. Chúng cũng có tính chất kim loại. Bao gồm bo (B), nhôm (Al), gali (Ga), indium (In), thallium (Tl) và nihonium (Nh).
Nhóm 14: nhóm này được gọi là nhóm cacbon và bao gồm cacbon (C), silic (Si), gecmani (Ge), thiếc (Sn), chì (Pb) và flerovium (Fl). Mỗi nguyên tố này có năm electron hóa trị. Hầu hết các nguyên tố này khá phổ biến trên vỏ trái đất. Carbon là nguyên tố quan trọng nhất vì nó đóng vai trò là xương sống của các hợp chất hữu cơ chính là sự sống.
Nhóm 15: đây là nhóm nguyên tố nito. Các nguyên tố trong nhóm này là nitơ (N), phốt pho (P), asen (As), antimon (Sb), bitmut (Bi), và moscovium (Mc). Mỗi nguyên tố này có sáu electron hóa trị. Chúng có hành vi hóa học chung nhưng tính chất vật lý khác nhau.
Nhóm 16: Nhóm này được gọi là họ Oxy hay Chalcogens. Các nguyên tố thuộc nhóm này là oxy (O), lưu huỳnh (S), selen (Se), tellurium (Te), polonium (Po), và hepmorium (Lv). Mỗi nguyên tố này có sáu electron hóa trị. Oxy là nguyên tố quan trọng nhất trong nhóm này vì nó cấu tạo nên nước (H2O) và hàng loạt hợp chất quan trọng khác.
Nhóm 17: đây là nhóm halogen, được đặt tên theo khả năng tạo muối của chúng. Từ nguyên của nó theo tiếng Hy Lạp là hal (muối) và gen(hình thành). Các nguyên tố trong nhóm này là flo (F), clo (Cl), brom (Br), iot (I), astatine (At), và tennessine (Ts). Chúng có phản ứng với kim loại kìm, kim loại kiềm thổ. Mỗi nguyên tố có bảy electron hóa trị.
Nhóm 18: còn được gọi là khí quý, các nguyên tố trong nhóm này rất bền vì chúng đều có tám electron hóa trị. Các khí quý bao gồm helium (He), neon (Ne), argon (Ar), krypton (Kr), xenon (Xe), radon (Rn) và oganesson (Og). Chúng ít phải ứng nhất trong tất cả các nguyên tố và chủ yếu được tìm thấy ở dạng tinh chất. Rất ít hợp chất được hình thành tự nhiên từ các nguyên tố này.
Dưới đây là một số tính chất và phản ứng đặc trưng của các nhóm:
- Bán kính nguyên tử: bạn có thể xác định bán kính nguyên tử bằng cách đo khoảng cách giữa hai hạt nhân của một liên kết ion.
- Bán kính nguyên tử có xu hướng giảm từ trái sang phải. Nó tăng lên khi đi từ trên xuống dưới.
- Năng lượng ion hóa: đây là năng lượng cần thiết để loại bỏ một electron từ quỹ đạo ngoài cùng của nguyên tử hoặc ion ở thể khí. Năng lượng ion hóa tăng khi di chuyển từ trái sang phải và giảm dần từ trên xuống dưới.
- Lực hút electron: ngược lại với năng lượng ion hóa, lực hút electron là năng lượng được giải phóng khi một electron được thêm vào nguyên tử. Lực hút electron tăng từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
- Độ âm điện: là mức độ mà nguyên tử có thể hút một cặp electron liên kết trong phân tử. Độ âm điện tăng từ trái sang phải trong một chu kỳ.
- Đặc điểm của nhóm kim loại: chúng dẫn điện và dẫn nhiệt tốt. Chúng có tính dẻo, dễ uốn ngoại trừ thủy ngân. Đặc tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo đường chéo từ phải sang trái.
Bài viết liên quan:
Any comments?