Bảng nguyên tố hóa học hay còn gọi là bảng tuần hoàn là một bảng liệt kê 118 nguyên tố hóa học đã biết vào một bảng. Bảng này được xem là trái tim của môn hóa học và có ảnh hưởng to lớn đến các ngành khoa học liên quan.
Ngay cả các học sinh, sinh viên hay các nhà khoa học đều thường xuyên tham khảo bảng này cho quá trình học tập nghiên cứu của mình.
Tóm tắt về bảng nguyên tố hóa học
Tên đầy đủ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Tên tiếng anh: Periodic table of chemical elements
Người phát minh: Dmitri Ivanovich Mendeleev (Nga)
Năm phát minh: 1869
Năm cập nhật: 2016
Số phần tử: 118
Số hàng: 7 hàng
Số cột: 18 cột (8 nhóm A, 10 nhóm B)
Bảng nguyên tố hóa học dùng làm gì?
Bảng nguyên tố hóa học dùng để tham khảo các thông số quan trọng như số hiệu nguyên tử (Z), khối lượng nguyên tử (M), hóa trị, tên nguyên tố, ký hiệu, độ âm điện...
- Ký hiệu dùng để viết phương trình hóa học
- Hóa trị dùng để cân bằng phương trình hóa học
- Khối lượng nguyên tử dùng để làm bài tập.
- Xác định một nguyên tố là kim loại hay phi kim (độ mạnh yếu)
Ngoài ra tính tuần hoàn của bảng nguyên tố hóa học giúp chúng ta suy ra rất nhiều tính chất vật lý, hóa học, xu hướng phản ứng của chúng với các chất khác. Có rất nhiều tính chất tuần hoàn trong bảng, chủ yếu là do số electron lớp ngoài cùng khác nhau của mỗi nhóm.
Tại sao bảng nguyên tố hóa học lại quan trọng?
Nếu không có bảng nguyên tố hóa học, các kiến thức sẽ rất nhiều, bạn sẽ phải học thuộc từng nguyên tố và các tính chất đi kèm của chúng. Bảng tuần hoàn được xem là trung tâm của môn hóa, nó tóm tắt một kiến thức rộng lớn vào một bảng có tính logic nhất.
Nếu bạn nắm được các quy luật của bảng bạn có thể dự đoán được tính chất của một nguyên tố chỉ vào việc nhìn vào vị trí của chúng.
Chúng cũng cho phép các nhà khoa học tìm ra các nguyên tố mới. Tìm ra các vật liệu mới có ích trong cuộc sống nhờ vào các kiến thức của các nguyên tố cùng nhóm trước đó.
Bảng nguyên tố hóa học lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10
Bảng nguyên tố hóa học lớp 7 xuất hiện trong bộ sách chân trời sáng tạo của nhà xuất bản giáo dục. Nó thuộc môn khoa học tự nhiên của lớp 7, các năm trước lớp 8 chúng ta mới bắt đầu học hóa, tuy nhiên ở bộ sáng mới 2023 đã xuất hiện một vài kiến thức hóa học. Điển hình trong đó là bảng nguyên tố hóa học nằm ở trang 42.
Bảng nguyên tố hóa học lớp 8 nằm ở trang 42 sgk lớp 8. Kiến thức lớp 8 xoay quanh bảng này rất nhiều, nó gồm 20 nguyên tố hóa học thường gặp nhất và tốt nhất là nên học thuộc nó.
Bảng nguyên tố hóa học lớp 9 nằm ở trang 169 sgk lớp 9. Chúng ta sẽ dành hằn một chương với 4 tiết học để tìm hiểu về nguồn gốc, cấu trúc, cách đọc của bảng tuần hoàn hóa học của Mendeleev. Đây là phiên bản đầy đủ của bảng nguyên tố hóa học hiện đại, các bạn nên bắt đầu với các nhóm (cột), các hàng (chu kỳ) và sự thay đổi tuần hoàn tính chất trong đó.
Bảng nguyên tố hóa học lớp 10, về cơ bản nó khá giống bảng của lớp 9. Khi lên các năm cấp 3 bạn sẽ sử dụng bảng nguyên tố hóa học nhiều hơn để làm bài tập. Ví dụ như để tìm số hiệu nguyên tử, khối lượng nguyên tử, cấu hình electron để làm bài tập trắc nghiệm và tự luận.
Xu hướng tuần hoàn của bảng nguyên tố hóa học
Độ âm điện: khả năng hút electron về phía mình
- Tăng từ trái sang phải
- Giảm dần từ trên xuống dưới
Năng lượng ion hóa:
- Tăng dần từ trái sang phải
- Giảm dần từ trên xuống dưới
Ái lực điện tử: khả năng một nguyên tử chấp nhận electron
- Tăng dần từ trái sang phải
- Giảm dần từ trên xuống dưới
Bán kính nguyên tử:
- Giảm dần từ trái sang phải
- Tăng dần từ trên xuống dưới
Xu hướng điểm nóng chảy: năng lượng cần thiết để phát vỡ các liên kết nhằm thay đổi rắn thành lỏng.
- Kim loại thường có nhiệt độ nóng chảy cao
- Phi kim thường có nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Carbon là phi kim có điểm nóng chảy cao nhất.
- Bo bán kim loại cũng có điểm nóng chảy cao.
Xu hướng tính kim loại
- Tính kim loại giảm dần từ trái sang phải. (chu kỳ)
- Tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới (nhóm)
4 nguyên tố mới nhất của bảng nguyên tố hóa học
Bảng nguyên tố hóa học được cập nhật lần gần nhất vào năm 2016. Với 4 nguyên tố được công nhận và thêm vào bảng tuần hoàn hóa học. 4 nguyên tố mới này đều là các nguyên tố phóng xạ được tổng hợp bởi các máy gia tốc hạt nhân nguyên tử. Các nguyên tố này đều không bền và bị phân rã ngay sau vài giây. Tuy nhiên chúng vẫn có ý nghĩa trong khoa học và ứng dụng thực tế như điện hạt nhân, chữa bệnh hay vũ khí nên được công nhận.
Cụ thể 4 nguyên tố đó là: ununtrium (Uut), ununpentium (Uup), ununseptium (Uus) và ununoctium (Uuo) với số hiệu nguyên tử là 113, 115, 117 và 118. Tên gọi của chúng chủ yếu được đặt bởi địa danh hoặc tên nhà khoa học nào đó.
Sẽ có nguyên tố hóa học thứ 119 hay không?
Như chúng ta đã biết với 118 nguyên tố đã lấp đầy 7 hàng của bảng nguyên tố hóa học. Nếu có thêm bất kỳ nguyên tố chúng ta sẽ có hàng thứ 8. Có nghĩa là nguyên tố đó sẽ có 8 lớp vỏ electron hóa trị.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các nguyên tố mới. Và hy vọng nguyên tố đó sẽ có ứng dụng mạnh mẽ trong khoa học và giúp cuộc sống con người tốt đẹp hơn.
Nguồn tham khảo: Periodic Trends of Elemental Properties (1)
Any comments?