206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bangtuanhoan@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10 mới

Hóa trị là gì?

-

Bàn tay của bạn có khả năng cầm bao nhiêu quả chanh nhỏ. Bàn tay của tôi chỉ cầm tối đa được 7 quả mà không bị rớt. Tương tự như vậy một nguyên tử có khả năng liên kết tối đa được bao nhiêu nguyên tử khác thì được gọi là hóa trị.

Hóa trị là chỉ số (con số) thể hiện liên kết của nguyên tử đó. Trong hóa học người ta chọn hydro làm hóa trị đơn vị nhỏ nhất H hóa trị I, Oxy hóa trị II.

Hóa trị và nhóm trong bảng tuần hoàn

Thực tế bạn hoàn toàn có thể suy ra hóa trị của một nguyên tố bằng cách nhìn vào vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn.

Ví dụ

Kim loại nhóm 1a: là các kim loại mạnh chúng có hóa trị I. Lý do là chúng có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng và rất dễ mất đi các electron này để liên kết hóa học với các nguyên tố khác.

Kim loại nhóm 2a: một vài cái tên điển hình như Mg, Ca chúng đều có hóa trị hai, chúng có hai electron ở lớp vỏ ngoài cùng. Chúng cũng có xu hướng mất đi hai electron này để hoàn thành bát tử (octet) vì cấu hình này bền hơn.

Nhóm 7a: là các halogen, phi kim điển hình. Đầu của bảng tuần hoàn là kim loại, nhưng cuối bảng là các phi kim đặc trưng. Nó thuộc nhóm 7a, có nghĩa là chúng có 7 electron ở lớp vỏ ngoài cùng. Điều này dẫn đến khả năng, chúng nhận thêm 1 electron nữa vô cùng dễ dàng để tạo thành cấu hình khí hiếm gần nhất. Chính vì thế các halogen đều có hóa trị 1, ví dụ: Cl, Br, I, Br…

Phi kim nhóm 6a: nguyên tố điển hình nhất của nhóm này là Oxy, ai cũng biết là oxy có hóa trị 2. Chính vì nó thuộc nhóm 6a, nên nó có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Nó có xu hướng nhận thêm 2 electron để hoàn thành bát tử, chính vì thế các nguyên tố thuộc nhóm 6a có hóa trị hai.

Các nguyên tố có hai hóa trị

Bạn chỉ có thể xác định nhanh chóng hóa trị của các nguyên tố thuộc nhóm chính (nhóm a) trong bảng tuần hoàn. Còn các nguyên tố thuộc nhóm b, thường là các kim loại chuyển tiếp, chúng có cách tính hóa trị phức tạp hơn.

Ví dụ: Fe có hai hóa trị là II hoặc III, Cu có hai hóa trị là I và II.

Lý do được đưa ra là ở lớp quỹ đạo 3d và 4s có mức năng lượng khá gần nhau. Nên đôi khi chúng chỉ mất hóa trị ở lớp 4s để tạo thành hóa trị thường gặp. Nhưng thỉnh thoảng chúng mất thêm 1 elctron ở lớp vỏ 3d để tạo thành một hóa trị cao hơn.

Muối Cu+ và muối Cu2+ có màu sắc hoàn toàn khác nhau. Muối Cu+ có màu trắng trong khi muối Cu2+ có màu xanh ngọc.

Bảng hóa trị là gì?

-

Đơn giản nó là một cái bảng các bạn vẽ ra cho vui để học thuộc mà thôi.  

Tên nguyên tố Ký hiệu Hóa trị
hydro H I
heli He  
liti Li I
beri Be II
bo B III
cacbon C IV, II
nito N II, III, IV…
oxy O II
flo F I
neon Ne  
natri Na I
magie Mg II
nhôm Al III
silic Si IV
photpho P III, V
lưu huỳnh S II, IV, VI
clo Cl I,…
argon Ar  
kali K I

Bảng hóa trị nhóm

Tên nhóm Ký hiệu Hóa trị
Nitrat Cl I
Hidroxit NO3 I
Sunfat OH I
Sunfit SO4 II
Cacbonat SO3 II
Photphat PO4 III

Trong bảng có thể thấy đôi khi Fe có hóa trị II và đôi khi có hóa trị III. Khi viết Fe (II) có nghĩa trong phương trình có hóa trị 2, Fe(III) có hóa trị 3.

Đây là bảng hóa trị đơn giản của chương trình lớp 8 mà các bạn buộc phải học thuộc. Nó xuất hiện cực nhiều trong các bài tập và bài kiểm tra xuyên suốt các học kỳ lớp 8.

Hóa trị của một số nguyên tố cần nhớ lớp 8

Đây là các hóa trị các nguyên tố bạn buộc phải nhớ để làm các bài toán liên quan tới cân bằng, công thức hóa học rất cần thiết.

  • Hóa trị I: thể hiện nguyên tố đó chỉ liên kết với một nguyên tố khác mà thôi. Các nguyên tố cần thuộc trong nhóm này là: K, Na, Li, Cl, H, Ag…
  • Hóa trị II: O, Mg, Ca, Ba, Fe (II), Cu, Hg, Zn
  • Hóa trị III: Al, Fe (III)

Hóa trị của một số nhóm nguyên tố cần nhớ

  • Hóa trị I: gồm có nhóm OH, NO3
  • Hóa trị II: CO3, SO4, SO3
  • Hóa trị III: PO4

Đây là các nhóm hóa trị nguyên tố mà các bạn buộc phải học thuộc để giải các bài tập nhanh gọn, lẹ. 

Cách họa thuộc bảng hóa trị lớp 8 nhanh gọn

-

Hầu hết các bạn học sinh lớp 9 đã quên hết hóa trị của các nguyên tố rồi. Còn các em học sinh lớp 8 thì học thuộc lòng nên chỉ sau một vài tháng các bạn lại quên hết. Thì ở bài này mình sẽ đưa ra một số cách để bạn nhớ hóa trị của các nguyên tố một cách lâu dài và chúng ta sẽ biết đúng về chất hơn trong môn hóa.

Hóa trị I: Na, K, H, Br, F, Cl, Cu, Ag

Trong hơn 90% các phản ứng hóa học các nguyên tố này đều thể hiện hóa trị I.

Các bạn ghi nhớ bằng câu sau:

Nam Ca Hát Bố Phú Cho 1 Đồng Bạc

Na      K   H    Br    F    Cl         Cu    Ag

Số 1 ở giữa câu thể hiện hóa trị I.

Hóa trị II: S, Pb, Fe, Ca, Mn, Mg, Ba, O, Hg, Cu, Zn

Cách nhớ:

Sao Chị Sắt Cả Gan Mang Bán Ông Ngân 2 Đồng Kẽm

 S     Pb  Fe  Ca  Mn    Mg   Ba     O      Hg         Cu     Zn

Có thể thấy nguyên tố Đồng xuất hiện ở cả hai câu. Có nghĩa Đồng có hai hóa trị, nhưng nếu trong đề bài không nói rõ Đồng hóa trị mấy thì mặc định lấy hóa trị II. Còn trường hợp hóa trị I thì đề bài sẽ nhắc cho các em.

Hóa trị III: B, N, Fe, Al, P

Trong đó Bo là nguyên tố ít gặp trong chương trình hóa lớp 8, 9, 10. Còn 4 nguyên tố còn lại thường gặp, đặc biệt là Fe và Al gặp liên tục.

Cách nhớ:

Ba Nàng Sắt Ăn Phở

 B     N      Fe  Al   P

Lưu ý là Sắt có hai hóa trị II hoặc III. Nito cũng có nhiều hóa trị nhưng trong chương trình chúng ta học nó chủ yếu có hóa trị III. Phốt pho cũng là nguyên tố có nhiều hóa trị.

Nhóm hóa trị

Nó không phải là chất mà nó phải liên kết với các kim loại hoặc phi kim hoặc hydro để tạo thành hợp chất.

  • Hóa trị I: ­-Cl, -NO3, -OH
  • Hóa trị II: =SO4, =SO3, = CO3
  • Hóa trị III: PO4

Cách học thuộc:

-Cl, -NO3, -OH, =SO4, =SO3, = CO3, PO4

Nitrat Hidroxit Sunfat Sunfit Cacbonat Photphat

Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10 mới

Bài viết liên quan:

The author

Johnny Levanier
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again