Vào năm lớp 8 chúng ta sẽ bắt đầu được học về môn hóa học. Mình đánh giá đây là môn học rất khó, đòi hỏi sự chăm chỉ, óc sáng tạo rất tốt. Bạn sẽ được thực hành, thí nghiệm một vài buổi nhưng nó cũng là không đủ để hình dung về các nguyên tố hóa học lạ lẫm này. Các nhà khoa học đã phải mất vài trăm năm để nghiên cứu về các nguyên tố hóa học hiện nay, và thực sự nó vẫn chưa hoàn chỉnh.
Bài thơ bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 là gì?
Vào năm lớp 8 chúng ta mới chỉ được làm quen khoảng 26 nguyên tố hóa học quen thuộc nhất trong tổng số 118 mà thôi. Tuy nhiên việc ghi nhớ chúng để làm bài tập cũng như kiểm tra trong lớp là không hề dễ dàng.
Đó chính là lý do bài thơ về bảng tuần hoàn lớp 8 ra đời. Bạn chỉ cần học thuộc nó và khi cần thì đọc lại để lấy các thông tin cần thiết mà thôi. Bài thơ được một thầy giáo trường chuyên Lê Qúy Đôn Hà Nội sáng tạo và được lưu truyền khắp cả nước đến bây giờ.
Chi tiết về bài thơ bảng tuần hoàn hóa học lớp 8.
Kali (K), Iốt (I), Hidrô (H)
Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
Là hoá trị I hỡi ai
Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ ngân (Hg)
Ôxi (O), Đồng(Cu), Thiếc (Sn) thêm phần Bari (Ba)
Cuối cùng thêm chữ Canxi (Ca)
Hoá trị II nhớ có gì khó khăn !
Này nhôm (Al) hoá trị III lần
In sâu trí nhớ khi cần có ngay
Cacbon (C), Silic (Si) này đây
Có hoá trị IV không ngày nào quên
Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
II, III ta phải nhớ liền nhau thôi !
Lại gặp Nitơ (N) khổ rồi
I , II , III , IV khi thời lên V
Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
Xuống II lên IV khi thì VI luôn
Phốt pho (P) nói đến không dư
Có ai hỏi đến ,thì ừ rằng V.
Đây là bản rút gọn không đầy đủ nhưng có đủ thông tin nhất. Dễ dàng cho học sinh lớp 8 học thuộc lòng, nó không quá khó phải không nào. Một cách ghi nhớ khá dễ bài thơ này là bạn tập chép đi chép lại nó khoảng 20 lần là có thể ghi nhớ 80% rồi.
Các tính chất quan trọng nhất trong bảng tuần hoàn lớp 8 đó là hóa trị, tên viết tắt của các nguyên tố để viết các phương trình hóa học quen thuộc.
Any comments?