206 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TPHCM

bangtuanhoan@gmail.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

HNO3 là gì? Tính chất vật lý, hóa học của HNO3

Tính chất vật lý của HNO3

HNO3 là một chất lỏng không màu, bốc khói mạnh ngoài không khí ẩm.

HNO3 kém bền, điều kiện thường khi có ánh sáng bị phân hủy một phần tạo thành khí NO2. Khí này khi tan trong dung dịch có màu vàng, vì vậy axit nitric để lâu sẽ có màu vàng.

Trong phòng thí nghiệm HNO3 sẽ được chứa trong các bình có màu nâu để tránh ánh sáng.

HNO3 tan cực kỳ nhiều trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào.

Tính chất hóa học HNO3

HNO3 có hai tính chất đặc trưng là tính axit mạnh và tính oxy hóa.

1.Tính axit của HNO3

Trong dung dịch loãng HNO3 bị phân ly thành ion H+ và NO3-. Từ đó dung dịch HNO3 có tính axit với các dấu hiệu như sau:

  • Đỏ quỳ tím
  • Tác dụng với oxit bazo tạo ra muối và nước
  • Tác dụng với bazo
  • Tác dụng với muối của axit yếu hơn

2.Tính oxi hóa của HNO3

a.Tác dụng với kim loại

HNO3 oxi hóa được hầu hết kim loại lên số oxy hóa cao nhất trừ (Ag và Pt).

Kim loại + HNO3 → Muối nitrat + Sản phẩm khử + H20

Tùy theo độ mạnh của kim loại và nồng độ của HNO3 mà sẽ tạo ra sản phẩm khử khác nhau.

Với kim loại có tính khử yếu (Cu, Pb, Ag...) → NO2, NO

Với kim loại có tính khử mạnh (Mg, Zn, Al...) → N2O, N2, NH4NO3

Chú ý: Al, Fe bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội. Bởi vì khi cho 2 kim loại này vào axit sẽ tạo một lớp màng bền, cực kỳ bền ngăn cản nó tiếp xúc với axit.

b.Với phi kim

Khi đun nóng, HNO3 đặc có thể oxy hóa nhiều phi kim (C,S,P...)

S + 6HNO3 (đặc) → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

c.Với hợp chất

Khi đun nóng, HNO3 oxi hóa được nhiều hợp chất chưa có oxi hóa cao lên mức oxi hóa cao nhất.

3H2S + 2HNO3 →  3S + 2NO + 4H2O

Nhiều hợp chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.

Điều chế HNO3

1.Trong phòng thí nghiệm

Cho NaNO3 hoặc KNO3 rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.

NaNO3 + H2SO4 →  HNO3 + NaHSO4

2.Trong công nghiệp

Sản xuất HNO3 từ amoniac gồm 3 giai đoạn:

Oxi hóa khí NH3 bằng oxy không khí (850-900 độ C)

4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

Oxi hóa ngay lập tức NO thành NO2 bằng oxy không khí.

2NO + O2 → 2NO2

Chuyển NO2 thành HNO3

4NO2 + 2H2O + O2 → 4HNO3

HNO3 thu được có nồng độ 5268%. Để có axit nồng độ cao hơn, chưng cất axit này với H2SO4 đậm đặc.

Ứng dụng của HNO3

Thực chất HNO3 đã là một hóa chất cơ bản trong hóa học rồi. Nó cũng có các ứng dụng thực tế nổi bật như sau:

  • Phần lớn axit nitric để điều chế phân đạm.
  • Sản xuất thuốc nổ, thuốc nhuộm và dược phẩm...

Bài viết liên quan:

The author

Johnny Levanier
Lê Ngọc
Lê Ngọc có bằng B.A. về Viết sáng tạo và Truyền thông. Ban ngày, người ta có thể bắt gặp anh ấy làm việc tại TPHCM, đi khắp nơi, xem nhạc sống hoặc chơi trò chơi điện tử. Đến tối, anh ngủ. Twitter @lengoc91

Tags

Any comments?

Something went wrong posting the comment. Retry again